Loading...



    xuanviet90

    xuanviet90


    Posts :
    12
    Points :
    25
    Reputation :
    3
    Join date :
    25/03/2017

    Thắc mắc về bản quyền số hóa tài liệu


    Chào anh em Diễn đàn số hóa tài liệu ! hiện tại em đang có một số tài liệu như tài liệu của một tác giả em sưu tầm được. giờ em muốn số hóa tài liệu này thì có vi phạm bản quyền số hóa tài liệu không? xem xin cảm ơn

    avatar

    AdminAdmin


    Posts :
    28
    Points :
    61
    Reputation :
    8
    Join date :
    24/03/2017
    xuanviet90 đã viết:

    Thắc mắc về bản quyền số hóa tài liệu




    Chào anh em Diễn đàn số hóa tài liệu ! hiện tại em đang có một số tài liệu như tài liệu của một tác giả em sưu tầm được. giờ em muốn số hóa tài liệu này thì có vi phạm bản quyền số hóa tài liệu không? xem xin cảm ơn

    Vấn đề của bạn phải xem là số tài liệu cần số hóa có ảnh hướng đến kinh tế, thương hiệu hay uy tín đến nhà xuất bản hay tác giả tài liệu không. Nếu mục đích của bạn chỉ dùng để quản lý và tìm hiểu nghiên cứu hoặc để phục vụ cho đọc giả thì chẳng không ảnh hưởng gì đến bản quyền về trí tuệ đâu bạn. Nhớ là đừng thêm bớt gì nhé. Chỉnh sửa và thêm bớt là vi phạm đó bạn nhé.

    nguyenhung87

    nguyenhung87


    Posts :
    7
    Points :
    18
    Reputation :
    3
    Join date :
    24/03/2017
    Vấn đề bản quyền đối với tài liệu được số hoá dùng trong thư viện số đang rất được quan tâm. Sau đây là trích dẫn một số điều trong Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam liên quan đến bản quyền tài liệu số hoá có xuất xứ từ nước ngoài.

    Luật sở hữu trí tuệ VN 2005 và US DMCA 1998 và US copyright 2003 được tạo ra phù hợp với TRIP Agreement-WTO, WIPO Copyright Treaty, Bern Convention 1979. Về cơ bản thì Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam phù hợp với các hệ thống luật bản quyền trên thế giới tuy nhiên luật của thế giới chi tiết hơn nên các thư viện Việt Nam phải lưu ý tuân thủ các điểm chi tiết này trong trường hợp sử dụng các tài liệu có xuất xứ từ nước ngoài.

    Việc số hoá tài liệu cho thư viện số là không vi phạm bản quyền nếu:

    - Tài liệu nằm ngoài bản quyền

    - Tài liệu được bảo hộ bản quyền nhưng số hoá để sử dụng với mục đích phi thương mại trong phạm vi hạn chế của thư viện, trường học, viện nghiên cứu.

    Bản thân việc số hoá tài liệu không vi phạm bản quyền, việc vi phạm hay không phụ thuộc vào mục đích sử dụng (chẳng hạn dùng với mục đích thương mại làm ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của người nắm giữ bản quyền là vi phạm) và phạm vi sử dụng (ví dụ nếu phổ biến rộng rãi ra công chúng, ngoài phạm vi thư viện là vi phạm).

    thuytien

    thuytien


    Posts :
    5
    Points :
    11
    Reputation :
    2
    Join date :
    24/03/2017
    Hiện nay có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề số hóa tác phẩm văn hóa nghệ thuật và phát hành trên website thì có bị vi phạm bản quyền hay không ?

    Hiểu một cách đơn giản thì việc số hóa sử dụng các công nghệ số để chuyển đổi hình thức thông tin từ dạng tài liệu sang dữ liệu số .

    Như vậy, việc số hóa không phải là một tác phẩm mới mà là thay đổi hình thức thể hiện của một tác phẩm khác nhau về dạng số hóa để lưu trữ lâu dài và sử dụng bởi các thiết bị kỹ thuật.

    Chính vì vậy tác phẩm khi được số hóa không phải là tác phẩm mới nên nó vẫn phải chịu sự điều chỉnh của luật sử hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn mà không có them quy đinh đặc biệt nào khác cho hình thức thể hiện tác phẩm.

    Tuy nhiên nê xem xét việc số hóa thì cần phải khẳng định việc số hóa không gây xâm hại đến quyền tác giả theo quy đinh tại điều 28 luật sở hữ trí tuệ.

    Việc tác phẩm có bị vi phạm hay không thì còn tùy thuộc vào phạm vi sử dụng hay mục đích sử dụng của tác phẩm đó.

    Trong trường hợp vi phạm mục đích sử dụng và phạm vi sử dụng tác phẩm vượt ra ngoài các điều khoản như được nêu tại điều 33 và 25 luật sở hữu trí tuệ thì hành vi này được coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữ trí tuệ của tác phẩm.

    Trong trường hợp doanh nghiệp đã tiến hành số hóa tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu và đăng tải lên website thì được coi là hành vi vi phạm bản quyền. Theo quy định hiện hành thì hành vi sao chép phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm vi phạm ở quy mô thương mại thì người thực hiên hành vi có thể sẽ bị khởi tố bởi tội danh “ xâm phậm quyền tác giả” theo quy đinh tại điều 170a của bộ luật hình sự sử đổi bổ sung năm 2009 với mức án cao nhất là 3 năm tù giam.

    Ngoài ra sẽ được xem xét theo mức độ vi phạm của bị cáo, mức phạt cao nhất là 500 triệu đồng đối với các tổ chức và 250 triệu đối với cá nhân theo nghị định 131/2013/NĐ-CP.

    Ngoài ra chủ sở hữu tác phấm bị xâm phạm có quyền yêu cầu cá nhân, tổ chứ vi phạm xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại đã xảy ra hoặc khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để thụ ý giải quyết vụ việc.

    #5

    Sponsored content